Được làm mẹ chắc hẳn là một thiên chức cao cả mà hầu như người phụ nữ nào cũng muốn có được. Vì thế, có không ít chị em đã chủ động tìm hiểu và trang bị cho bản thân kiến thức về thai sản từ rất sớm, kể cả khi chưa lấy chồng. Và một trong số các câu hỏi được chị em quan tâm nhiều nhất chính là sờ bụng thế nào biết có thai chuẩn xác? Hiểu được vấn đề nan giải này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chi tiết. Hãy cùng tham khảo qua nhé!
Sờ bụng thế nào biết có thai? Đầu tiên, bạn cần nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế duỗi thẳng lưng, co chân lên, thả lỏng cơ thể. Tiếp đến, bạn dùng ngón trỏ và ngón tay cái ấn thật nhẹ nhàng vào phần bụng dưới rốn, rồi di chuyển chậm rãi theo chiều kim đồng hồ nhằm kiểm tra độ săn chắc và hình dáng của bụng. Nếu bạn cảm thấy nó tròn và săn chắc hơn thì có thể bạn đang mang em bé. Với cách này, bạn nên thực hiện sau 2-3 tuần kể từ ngày chậm kinh.
Sự khác nhau giữa người béo bụng và phụ nữ mang thai ra sao?
Thực ra mà nói, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em phụ nữ rất khó nhận biết mình có mang thai hay không khi chỉ nhìn bằng mắt thường. Bởi lẽ, bụng bầu so với bụng béo khá giống nhau, nên dễ khiến cho chị em nhầm lẫn và cứ nghĩ là mình đang có bầu. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau hoàn toàn. Sau đây là những trường hợp cho thấy bạn đang tích nhiều mỡ thừa ở bụng:
– Phần bụng trên béo hơn bụng dưới: Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ của bạn chưa theo khoa học. Thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu, tinh thần luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, stress quá độ.
– Phần bụng dưới béo hơn bụng trên: Đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết mang thai. Thế nhưng, nếu là bụng bầu thì phần bụng dưới sẽ săn chắc, gọn hơn. Trái lại, nếu là bụng mỡ thì nó sẽ phình ra, xệ xuống, sờ vào không cảm thấy săn chắc mà mềm và hơi nhão.

– Béo hai bên hông: Nếu bạn bị béo bụng ở hai bên hông hoặc phần eo, có thể là do bạn ngồi làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài, khiến cho máu huyết không lưu thông và làm mỡ tích tụ ở các khu vực này.
– Béo toàn bộ vùng bụng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bạn ăn quá nhiều đồ ngọt và các loại thực phẩm chứa chất béo, khó tiêu hóa, nhưng lại ít tập luyện thể thao, vận động cơ thể. Lâu ngày, phần bụng sẽ dần phình to, hình thành ngấn bụng hơi xệ xuống.
Sờ bụng thế nào biết có thai?
Cách sờ bụng thế nào biết có thai chính xác? Đây ắt hẳn là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm nhất lúc này. Nếu muốn biết, thì bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây khi thấy cơ thể đang có dấu hiệu bị chậm kinh từ 2 đến 3 tuần:
– Trước tiên, bạn hãy nằm ngửa trên giường hoặc một mặt phẳng cứng, thả lỏng cơ thể, tư thế duỗi thẳng lưng, co hai chân lên và đặt tay sang hai bên hông.
– Tiếp đến, bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn thật nhẹ nhàng vào phần bụng dưới rốn, sau đó chậm rãi di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Hành động này nhằm mục đích kiểm tra xem độ săn chắc và hình dáng bụng có gì khác lạ so với bình thường không.
– Nếu bạn cảm thấy phần bụng dưới rốn có độ săn chắc và hình dạng tròn thì có thể là bạn đang có em bé.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, bạn không nên ấn và di chuyển ngón tay trên bụng với lực quá mạnh. Đồng thời, phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, độ chính xác tương đối nên không thể chỉ dựa vào đó mà khẳng định chắc chắn mình đang có thai. Tốt hơn hết, bạn nên đi thăm tại các bệnh viện phụ sản uy tín, chất lượng, áp dụng công nghệ siêu âm và kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến, nhằm cho ra kết quả chính xác hơn.
Bên cạnh đó, theo như chia sẻ từ nhiều bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, cách nhanh nhất và an toàn nhất để nhận biết mình có cấn bầu hay không, là kiểm tra bằng que thử thai hoặc khám siêu âm tại bệnh viện. Còn đối với trường hợp chúng ta áp dụng phương pháp xoa bụng, thì nên kết hợp thêm việc quan sát một số biểu hiện như sau:
– Bụng sẽ to dần từ tháng thứ 3: Đối với bà mẹ nào mang thai con đầu lòng, thường trong những tháng đầu thai kỳ, kích thước vòng bụng sẽ không có sự thay đổi nhiều. Cho đến khoảng tháng thứ 2 hoặc thứ 3 trở đi, vòng bụng mới to dần lên và trông thấy rõ rệt.
– Bụng bầu thường săn và to tròn hơn so với bụng béo: Nếu là bụng bầu, thì khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy nó có phần săn cứng và tròn đều. Còn bụng béo do tích nhiều mỡ nên chạm vào sẽ thấy mềm nhão và xệ xuống.
– Thường xuất hiện vết rạn ở chân bụng: Nếu vành bụng ở gần rốn xuất hiện các vết rạn, kèm theo đó là một đường thẳng màu nâu dọc theo giữa bụng thì khả năng cao bạn đang cấn thai.
Một số hình dáng bụng của thai phụ phổ biến
Hình dạng bụng của mẹ bầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, số lần mang thai và giai đoạn thai kỳ. Thông thường có một số dạng bụng bầu phổ biến như:
– Bụng bầu nhỏ: Thường xuất hiện ở những bà mẹ mang thai con so (con đầu lòng) do lượng nước ối ít. Điều này là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại cả.
– Bụng bầu to: Xuất hiện phổ biến ở những thai phụ đã trải qua một lần sinh nở, nguyên nhân là do chứa lượng nước ối nhiều hoặc vị trí của thai nhi.
– Bụng bầu cao: Dáng bầu này thường gặp ở chị em có cơ bụng khỏe và săn chắc.
– Bụng bầu thấp: Những chị em nào có bầu lần 2 hoặc lần 3 thì thường có dáng bụng bầu thấp. Bởi vì trải qua vài lần sinh đẻ, nên cơ bụng cũng bị kéo giãn xuống, dần mất đi độ đàn hồi và không còn độ săn chắc. Hoặc các mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ cũng có dáng bụng như thế này.
– Bụng bầu rộng: Nguyên do có thể là mẹ bầu bị dư cân hoặc ngôi thai nằm ngang. Nếu bạn gặp phải tình trạng ngôi thai nằm ngang, thì sẽ rất khó khăn trong việc sinh thường và phải sinh mổ để lấy thai.
Những dấu hiệu nhận biết mang thai trong những tuần đầu thai kỳ
Bên cạnh phương pháp sờ bụng giúp nhận biết mang bầu ra, thì chị em phụ nữ cũng nên biết thêm những dấu hiệu đơn giản báo hiệu mình đang có em bé như sau:
– Chậm kinh nguyệt: Nếu bạn thấy kinh nguyệt đến trễ hơn so với lúc bình thường, cùng với việc âm đạo tiết ra một lượng nhỏ dịch màu hồng hay màu nâu (còn gọi là máu báo thai) thì cho thấy là bạn đã cấn bầu.
– Cảm thấy buồn nôn: Triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện ở tuần thai kỳ thứ 5 và có dấu hiệu giảm dần khi bước sang tháng thứ 4. Tuy nhiên, triệu chứng này còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng thai phụ và không phải mẹ bầu nào cũng gặp tình trạng thai nghén.

– Thường bị chuột rút: Trong giai đoạn thai kỳ, tử cung sẽ dần giãn ra và gây sức ép lên các mạch máu dưới chân, dẫn đến tình trạng chân bị chuột rút.
– Tăng kích thước vòng một: Khi có thai, kích thước bầu ngực của mẹ bầu sẽ tăng trưởng để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa. Cùng với đó, do các tĩnh mạch dưới da dần hiện ra rõ, nên núm vú và quầng vú chuyển sang màu sẫm hơn.
– Mẫn cảm với các loại mùi hương: Trong tuần thai đầu, cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm khi ngửi phải mùi hương, sinh ra cảm giác buồn nôn và khó chịu trong người. Nhưng đây là tình trạng hoàn toàn bình thường mà hầu như phụ nữ nào mang thai cũng đều gặp phải.
Trường hợp nào mẹ bầu không nên xoa bụng?
Theo các bác sĩ phụ sản cho biết, không phải lúc nào mẹ bầu cũng được sờ bụng vì dễ gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm cho thai nhi. Thế nên, các mẹ cần lưu ý kỹ những trường hợp không nên xoa bụng như sau:
– Những tháng giữa thai kỳ: Vì đây là thời điểm em bé trong bụng đã biết cử động nhiều hơn, nên bạn không được xoa nắn bụng vì rất dễ kích thích mạnh đến tử cung, dẫn đến sinh non, động thai, thậm chí là sảy thai.
– Vào 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, nên các mẹ không nên xoa bụng để tránh tình trạng bé xoay đầu theo hướng bất lợi, gây khó sinh hoặc co thắt tử cung, dẫn đến sinh con thiếu tháng.
– Thai phụ bị nhau tiền đạo: Đây là tình trạng bánh nhau bám ở dưới tử cung, che kín hết toàn bộ hoặc một phần tử cung, khiến cho thai nhi khó xoay đầu chuyển hướng để chui ra ngoài, đồng nghĩa với việc mẹ bầu rất khó đẻ thường, cần phải đẻ mổ.
– Khi có dấu hiệu sinh non: Những mẹ bầu gặp phải tình trạng sinh non hoặc đã từng sảy thai, nạo phá thai nhiều lần cũng không được xoa nắn bụng, vì có thể làm tử cung bị co thắt, gây sinh non.
Bài viết này nhằm chia sẻ đến nhiều chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định sinh em bé về vấn đề sờ bụng thế nào biết có thai. Cũng như dấu hiệu nhận biết cấn bầu ra sao. Hy vọng rằng, qua những thông tin trên đây, có thể giúp chị em trang bị thêm kiến thức thai sản bổ ích, để giai đoạn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.